Nước thải sinh hoạt, nguồn phát sinh và cách xử lý

Xử lý nước thải sinh hoạt được phát sinh thải ra môi trường do các hoạt động cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…

Hoặc được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, nhà máy, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác

Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước và nhu cầu và mục đích sử dụng nước của đơn vị

Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.

Các thành phần & đặc tính của nước thải sinh hoạt

  1. Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
  2. Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.

Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40-50%): hydrat cacbon(40-50%)

Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học.

Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Những phương pháp phổ biến trong Xử lý nước thải sinh hoạt

Quy trình Xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

1. Xử lý cơ học

Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại.

Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có nguồn gốc hữu cơ.

Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải.

Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao(xử lý bổ sung) có thể sử dụng các bể lọc, lọc cát,..

Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.

Song chắn rác làm sạch thủ công

2. Xử lý sinh học

Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hoá các liên kết hữu cơ dạng hoà tan và không hoà tan của vi sinh vật – chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng.

Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:

  • Hồ sinh vật
  • Hệ thống xử lý bằng thực vật nước(lục bình, lau, sậy, rong- tảo,..)
  • Cánh đồng tưới
  • Cánh đồng lọc
  • Đất ngập nước

Những quá trình sinh học trong xử lý nước thải sinh hoạt

Phân loại các quá trình sinh học

􀂙 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có khả năng phân hóa những hợp chất hữu cơ.

􀂙 Các chất hữu cơ sau khi phân hóa trở thành nước, những chất vô cơ hay các khí đơn giản.

􀂙 Có 2 loại công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:

– Điều kiện tự nhiên.

– Điều kiện nhân tạo.

Xử lý tự nhiên.

>> Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc:

– Trong nước thải sinh hoạt chứa một hàm lượng N, P, K khá đáng kể. Như vậy, nước thải là một nguồn phân bón tốt có lượng thích hợp với sự phát triển của thực vật.

– Tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng trong nước thải thường là 5:1:2 =N:P:K.

– Nước thải công nghiệp cũng có thể sử dụng nếu chúng ta loại bỏ các chất độc hại.

– Để sử dụng nước thải làm phân bón, dống thời giải quyết xử lý nước thải theo điều kiện tự nhiên người ta dùng cánh đồng tưới công cộng và cánh đồng lọc.

Nguyên tắc hoạt động: Việc xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc dựa trên khả năng giữ các cặn nước trên mặt đất, nước thắm qua đất như đi qua khe lọc, nhờ có oxy trong các lỗ hỏng và mao quản của lớp đất mặt, các VSV hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn.

Càng sâu xuống, lượng oxy ít và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ giảm dần. Cuối cùng đến độ sâu ở đó chỉ xảy ra quá trình khử nitrat. Đã xác định được quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra ở lớp đất mặt sâu tới 1.5m.

Vì vậy các cánh đồng tưới và bãi lọc thường được xây dựng ở những nơi nào có mực nguồn nước thấp hơn 1.5m so với mặt đất.

Nguyên tắc xây dựng: cánh đồng tưới và bãi lọc là những mảnh đất được san phẳng hoặc tạo dốc không đáng kể và được ngăn cách và tạo thành các ô bằng các bờ đất.

Nước thải phân bố vào các hệ thống mạng lưới phân phối gồm: mương chính, máng phân phối và hệ thống tưới trong các ô. Nếu thu đất chỉ dùng xử lýnước thải, hoặc chứa nước thải khi cần thiết gọi là bãi lọc.

>> Cánh đồng tưới Nông nghiệp:

Từ lâu người ta cũng đã nghĩ đến việc sử dụng nước thải như nguồn phân bón để tưới lên các cánh đồng nông nghiệp ở những vùng ngoại ô. Theo chế độ nước tưới người ta chia thành 2 loại:

– Thu nhận nước thải quanh năm.

– Thu nước thải theo mùa.

Khi thu hoạch, gieo hạt hoặc về mùa mưa người ta lại giữ trữ nước thải trong các đầm hồ (hồ nuôi cá, hồ sinh học, hồ điều hòa,…) hoặc xả ra cánh đồng cỏ, cánh đồng trồng cây ưa nước hay hay vào vùng dự trữ.

Trước khi đưa vào cánh đồng, nước thải phải được xử lý sơ bộ qua song chắn rác, bể lắng cát hoặc bể lắng. Tiêu chuẩn tưới lấy thấp hơn cánh đồng công cộng và có ý kiến chuyên gia nông nghiệp.

Hồ sinh học:

– Cấu tạo: Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy hóa, hồ ổn định nước thải,… 

Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loại thủy sinh vật

khác.

– Nguyên tắc hoạt động: Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quátrình quang hợp cũng như oxy hóa từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh vật.

Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị pH vànhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ không được thấp hơn 60C. Theo quá trình sinh hóa, người ta chia hồ sinh vật ra các loại: hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ tùy nghi.

– Hồ sinh học dùng xử lý nước thải bằng sinh học chủ yếu dựa vào quá trình làm sạch của hồ.

– Ngoài việc xử lý nước thải còn có nhiệm vụ: + Nuôi trồng thủy sản. + Nước tưới cho cây trồng. + Điều hòa dòng chảy.

– Bao gồm các loại:

+ Hồ kỵ khí: dùng để lắng và phân huỷ cặn lắng bằng phương pháp sinh học tự nhiên dựa trên sự phân giải của VSV kỵ khí. Chuyên dùng xử lý nước thải công nghiệp nhiễm bẩn.

+ Hồ kỵ hiếu khí: trong hồ xảy ra 2 quá trình song song là: oxy hóa hiếu khí và phân hủy mêtan cặn lắng. Gồm có 3 lớp: hiếu khí, trung gian và kỵ khí. Nguồn oxy cấp chủ yếu là do quá trình quang hợp rong tảo. Quá trình kỵ khí ở đáy phụ thuộc vào nhiệt độ. Chiều sâu của hồ kỵ hiếu khí từ 0.9 – 1.5 m.

+ Hồ hiếu khí: oxy hoá các chất hợp chất nhờ VSV hiếu khí. Có 2 loại: hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo.

Hồ làm thoáng tự nhiên: cấp oxy chủ yếu do khuyếch tán không khí qua mặt nước và quang hợp của các thực vật. Diện tích hồ lớn, chiều sâu của hồ từ 30 – 50cm. Tải trọng BOD từ 250 – 300 kg/ha.ngày. Thời gian lưu nước từ 3 – 12 ngày.

Hồ làm thoáng nhân tạo: cấp oxy bằng khí nén và máy khuấy. Tuy nhiên, hồhoạt động như hồ kỵ hiếu khí. Chiều sâu từ 2 – 4.5 m, tải trọng BOD 400kg/ha.ngày. Thời gian lưu nước từ 1 – 3 ngày.

Xem thêm >>>

Xử lý nhân tạo.

Bể lọc sinh học (Bể Biophin có lớp vật liệu không thấm nước):

– Cấu tạo: có vật liệu tiếp xúc không ngập nước.

+ Các lớp vật liệu có độ rỗng và diện tích lớn nhất (nếu có thể).

+ Nước thải được phân phối đều.

+ Nước thải sau khi tiếp xúc vật liệu tạo thành các hạt nhỏ chảy thành màngnhỏ luồng qua khe hở vật liệu lọc.

+ Ở bề mặt vật liệu lọc và các khe hở giữa chúng các cặn bẩn được giữ lạitạo thành màng (Màng sinh học).

+ Lượng oxy cần thiết để cấp làm oxy hoá chất bẩn đi từ đáy lên.

+ Những màng vi sinh đã chết sẽ cùng nước thải ra khỏi bể được giữ ở bể lắng 2.

– Vật liệu lọc:

+ Có diện tích bề mặt/đơn vị diện tích lớn.

+ Than đá cục, đá cục, cuội sỏi lớn, đá ong (60-100 mm).

– Hệ thống phân phối nước:

+ Dàn ống tự động qua (bể trộn, tháp lọc).

+ Dàn ống cố định (lọc sinh học nhỏ giọt) cao tải.

+ Khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt vật liệu: 0.2 – 0.3 m.

– Sàn đỡ và thu nước: có 2 nhiệm vụ

+ Thu đều nước có các mảnh vở của màng sinh học bị tróc.

+ Phân phối đều gió vào bể lọc để duy trì môi trường hiếu khí trong các khe rỗng.

+ Sàn đỡ bằng bê tông và sàn nung.

+ Khoảng cách từ sàn phân phối đến đáy bể thường 0.6 – 0.8 m, i = 1 – 2 %.

– Phân loại bể lọc sinh học:

Bể Aerotank:

– Nguyên lý làm việc của bể Aerotank:

+ Bể Aerotank được đưa ra và nghiên cứu rất lâu (từ năm 1887-1914 áp dụng).

+ Bể Aerotank là công trình xử lý sinh học sử dụng bùn hoạt tính (đó là loại bùn xốp chứa nhiều VS có khả năng oxy hoá các chất hữu cơ).

+ Thực chất quá trình xử lý nước thải bằng bể Aerotank vẫn qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tốc độ oxy hoá xác định bằng tốc độ tiêu thụ oxy.

Giai đoạn 2: Bùn hoạt tính khôi phục khả năng oxy hoá, đồng thời oxy hoá tiếpnhững chất hợp chất chậm oxy hoá.

Giai đoạn 3: Giai đoạn nitơ hoá và các muối amôn.

+ Khi sử dụng bể Aerotank phải có hệ thống cấp khí.

– Phân loại bể Aerotank:

a) Theo nguyên lý làm việc:

+ Bể Aerotank thông thường: công suất lớn.

Bể Aerotank xử lý sinh hoá không hoàn toàn (BOD20 ra ~ 60 – 80 mg/l).

Bể Aerotank xử lý sinh hoá hoàn toàn (BOD20 ra ~ 15 – 20 mg/l).

+ Bể A sức chứa cao: BOD20 > 500 mg/l.

b) Phân loại theo sơ đồ công nghệ:

+ Aerotank bậc 1.

+ Aerotank bậc 2.

c) Theo phương pháp làm thoáng:

+ Bằng khí nén.

+ Khuấy cơ học.

+ Thoáng kết hợp.

+ Quạt gió.

Xử lý nước thải bằng vi sinh kỵ khí (bể UASB):

VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.

1. Khái niệm vi sinh vật và tầm quan trọng của vi sinh vật.

􀂙 Khái niệm:

Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi.

Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm cả virus, vi khuẩn, archaea, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh…

Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống của con người.

Nó biến đá mẹ thành đất trồng, nó làm giàu chất hữu cơtrong đất, nó tham gia vào tất cả các vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.

Nó làcác khâu quan trọng trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái. Nó đóng vai trò quyết định trong quá trình tự làm sạch các môi trường tự nhiên.

Trong bảo vệ môi trường, người ta đã sử dụng vi sinh vật làm sạch môi trường,xử lý các chất thải độc hại. Sử dụng vi sinh vật trong việc chế tạo phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật không gây độc hại cho môi trường, bảo vệ mối cân bằng sinh thái.

􀂙 Đặc điểm chung:

– Kích thước nhỏ bé: kích thước vi sinh vật thường được đo bằng micromet.

– Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh. Vi khuẩn lactic (Lactobacillus) trong 1 giờcó thể phân giải một lượng đường lactozơ nặng hơn 1000-10000 lần khối lượng củachúng.

– Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh. So với các sinh vật khác thì vi sinh vậtcó tốc độ sinh trưởng cực kì lớn.

– Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị.

– Phân bố rộng, chủng loại nhiều.

– Do tính chất dễ phát sinh đột biến nên số lượng loài vi sinh vật tìm được ngày càng tăng.

– VSV gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, là những cơ thể đơn bào hay tập hợp đơn bào, có kích thước hiển vi.

􀂙 Vai trò của vi sinh vật:

– Trong tự nhiên:

Tích cực:

+ Vi sinh vật là mắt xích quan trọng trong các chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên.

+ Tham gia vào việc gìn giữ tính bền vững của hệ sinh thái và bảo vể môi trường.

Tiêu cực:

+ Gây bệnh cho người, động – thực vật.

+ Là nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm.

– Trong nghiên cứu di truyền: Là đối tượng lí tưởng trong công nghệ di truyền,công nghệ sinh học…

– Bảo vệ môi trường: Vi sinh vật tham gia tích cực vào quá trình phân giải các phế thải nông nghiệp, phế thải công nghiệp, rác sinh hoạt …

􀂙 Tầm quan trọng:

Vi sinh vật sống trong đất và trong nước tham gia tích cực vào quá trình phân

giải các xác hữu cơ biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ khác dùng làmthức ăn cho cây trồng.

Các vi sinh vật cố định nitơ thực hiện việc biến khí nitơ (N2) trong không khí thành hợp chất nitơ (NH3, NH4+) cung cấp cho cây cối.

Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S và tạo ra các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Vi sinh vật còn tham gia vào quá trình hình thành chất mùn.

Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong năng lượng (sinh khối hoá thạch như dầuhoả, khí đốt, than đá).

Trong các nguồn năng lượng mà con người hy vọng sẽ khai thác mạnh mẽ trong tương lai có năng lượng thu từ sinh khối. Sinh khối là khối lượng chất sống của sinh vật.

Vi sinh vật là lực lượng sản xuất trực tiếp của ngành công nghiệp lên men bởi chúng có thể sản sinh ra rất nhiều sản phẩm trao đổi chất khác nhau (các loại axit,enzim, rượu, các chất kháng sinh, các axit amin, các vitamin…).

Trong công nghiệp tuyển khoáng, nhiều chủng vi sinh vật đã được sử dụng để hoà tan các kim loại quý từ các quặng nghèo hoặc từ các bãi chứa xỉ quặng. Vi sinh vật có hại thường gây bệnh cho người, cho gia súc, gia cầm, tôm cá và

cây trồng. Chúng làm hư hao hoặc biến chất lương thực, thực phẩm, vật liệu, hànghoá. Chúng sản sinh các độc tốtrong đó có những độc tố hết sức nguy hiểm. Chỉ riêng sự tấn công của virut HIV cũng đủ gây ra ở 50 triệu người nhiễm HIV. Cuối thế kỷ XX khoảng 30 triệu người nhiễm.

2. Vi sinh vật chỉ thị trong công trình xử lý nước thải.

􀂙 Các vi sinh vật chỉ thị việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân:

– Coliforms và Fecal Coliforms:

+ Coliform: là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh ga ở nhiệt độ 350C (± 0,50C), Coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặt biệt trong môi trường khí hậu nóng.

Nhóm vi khuẩn Coliform chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacter, Enterobacter, Escherichia,Klebsiella và cả Fecal coliforms (trong đó E. coli là loài thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân).

Chỉ tiêu tổng Coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân. Tuy nhiên, việc xác định số lượng Fecal Coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân) có thể phát triển ở nhiệt độ 440C.

Do đó số lượng E. coli được coi là một chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước.+ Fecal Streptococci: nhóm này bao gồm các vi khuẩn chủ yếu sống trong đường ruột của động vật như Streptococcus bovis và S. Equinus.

Một số loài có phân bố rộng hơn hiện diện cả trong đường ruột của người và động vật nhu S.faecalis và S. faecium hoặc có 2 biotype (S. faecalis var liquefaciens và loại S.faecalis có khả năng thủy phân tinh bột).

Các loại biotype có khả năng xuất hiện cả trong nước ô nhiễm và không ô nhiễm. Việc đánh giá số lượng Faecal streptococci trong nước thải được tiến hànhthường xuyên.

Tuy nhiên, nó có các giới hạn như có thể lẫn lộn với các biotype sống tự nhiên, F. streptococci rất dễ chết đối với sự thay đổi nhiệt độ.Việc phát hiện, xác định từng loại vi sinh vật gây bệnh khác rất khó, tốn kém thời gian và tiền bạc.

Do đó, để phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm bởi phân người ta dùng các chỉ định như là sự hiện diện của Fecal Coliforms, Fecal Streptocci,Clostridium perfringens và Pseudomonas acruginosa.

Cũng cần phải nói thêm rằng mối quan hệ giữa sự chết đi của các vi sinh vật chỉ thị và vi sinh vật gây bệnh chưa được thiết lập chính xác.

Ví dụ, khi người ta không còn phát hiện được FecalColiform nữa thì không có nghĩa là tất cả các vi sinh vật gây bệnh đều đã chết hết.

Trong quá trình thiết kế các hệ thống xử lý các nhà khoa học và kỹ thuật phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng của chất thải tới sức khoẻ cộng đồng. Mỗi nước, mỗi địa phương thường có những tiêu chuẩn riêng để kiểm tra khống chế.

Do kinh phí và điều kiện có giới hạn các Sở KHCN & MT thường dùng chỉ tiêu E. coli hoặc tổng Coliform để qui định chất lượng các loại nước thải.

Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:

  • Bể lọc sinh học các loại
  • Quá trình bùn hoạt tính
  • Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC)
  • Hồ sinh học thổi khí
  • Mương oxy hoá,….

3. Khử trùng trong hệ thống Xử lý nước thải sinh hoạt

Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùngcủa công nghệ xử lý nước thải mhằm loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước.

Để khử trùng nước thải có thể sử dụng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến hành khử trùng bằng ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc, .. nhưng cần phải cân nhắc kỹ về mặt kinh tế.

 4. Xử lý cặn trong hệ thống Xử lý nước thải sinh hoạt

Nhiệm vụ của xử lý cặn (cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước thải) là:

  • Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn
  • Ổn định cặn
  • Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau

Rác (gồm các tạp chất không hoà tan kích thước lớn: cặn bã thực vật, giấy, giẻ lau,..) được giữ lại ở song chắn rác có thể được chở đến bãi rác (nếu lượng rác không lớn) hay nghiền rác và sau đó dẫn đến bể  mêtan để tiếp tục xử lý.

Cát từ các bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và chở đi sử dụng vào mục đích khác.

Cặn tươi từ bể lắng cát đợt một được dẫn đến bể mêtan để xử lý

Một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng đợt 2 được dẫn trở lại aeroten để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn), phần còn lại (gọi là bùn hoạt tính dư) được dẫn đến bể nén bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích, sau đó được dẫn vào bể mêtan để tiếp tục xử lý.

Đối với các trạm xử lý nước thải xử dụng bể biophin với sinh vật dính bám, thì bùn lắng được gọi là màng vi sinh và được dẫn đến bể mêtan.

Cặn ra khỏi bể mêtan có độ ẩm 96-97%. Để giảm thể tích cặn và làm ráo nước có thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như: sân phơi bùn, hồ chứa bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo: thết bị lọc chân không, thết bị lọc ép, thiết bị li tâm cặn,… Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55-75%.

Để tiếp tục xử lý cặn có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều dạng thiết bị khác nhau: thiết bị sấy dạng ống, dạng khí nén, dạng băng tải,… Sau khi sấy độ ẩm còn 25-30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển.

Đối với các trạm xử lý công suất nhỏ, việc xử lý cặn có thể tiến hành đơn giản hơn: nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi cặn trên nền cát.

Ghi chú: để thiết kế thi công một hệ thống xử lý nước thải cần phải xác định lưu lượng thải, thành phần ô nhiễm trong nước thải, nước sau khi thải ở cột A hoặc B, dựa vào đó chúng ta đưa ra quy trình sơ đồ công nghệ cụ thể, còn ở trên chỉ là tài liệu mang tính chất tham khảo